Với các bậc cha mẹ, chăm sóc trẻ chưa bao giờ là việc dễ dàng. Ngoài những kiến thức cơ bản để nuôi dạy trẻ, việc nắm bắt tâm lý các bé cũng vô cùng quan trọng. Nỗ lực chăm sóc trẻ là vậy, nhưng để đưa trẻ đi khám răng tại phòng khám là nỗi ám ảnh cho nhiều phụ huynh. Nắm bắt được trở ngại này, Nha khoa Thẩm mỹ Như Tâm sẽ mách mẹ kinh nghiệm khám răng cho bé tại cơ sở Nha khoa.

Dạo chơi nha khoa

Để bé dễ làm quen với môi trường nha khoa, phụ huynh nên cho bé đến nha khoa lần đầu để tham quan và định hướng, không điều trị, chỉ và giải thích các dụng cụ nha khoa để bé làm quen và đỡ sợ cho các lần hẹn tiếp theo.

Cách để bé làm quen nha sĩ

Để trẻ có thể làm quen với nha sĩ, chúng ta có rất nhiều cách. Chúng ta có thể cho bé xem trước các hình ảnh, video clip về nha khoa để làm giảm sự lo lắng của trẻ về việc đi thăm khám nha khoa. Cha mẹ cũng có thể chơi trò chơi đóng vai bác sĩ – bệnh nhân tại nhà cùng trẻ để trẻ hiểu hơn về môi trường nha khoa.

Hãy dùng thái độ tích cực để nói chuyện với bé về cuộc hẹn nha khoa sắp tới và hẹn lịch nha khoa vào khoảng thời gian trẻ cảm thấy thoải mái. Khi tới nha khoa, buổi đầu tiên có thể không điều trị gì mà cho bé dạo chơi nha khoa, làm quen với ghế, máy cùng các dụng cụ. Nha sĩ và phụ huynh nên nói chuyện nhiều với bé để mang lại cảm giác gần gũi, thân thiện để giảm được nỗi sợ của bé.
https://www.ottawadentist.ca/how-to-prepare-your-child-for-a-dental-checkup/
https://www.innovativepediatricdentistry.com/how-to-prepare-your-child-for-their-first-dental-visit/

Điều trị nha khoa theo tuổi, theo bệnh

Phụ huynh nên quan tâm chăm sóc răng miệng cho trẻ ngay từ khi răng sữa đầu tiên của bé mọc lên, đưa bé đi nha sĩ từ khi bé 6 tháng hoặc khi bé được 1 tuổi. Từ đó, nha sẽ có thể theo dõi, quan sát, thăm khám và can thiệp kịp thời khi xuất hiện những bất thường.

  • Khoảng 1-5 tuổi, bé nên được thăm khám Sâu răng ở tuổi mầm non, điều trị sâu răng sớm. Bên cạnh đó, nha sĩ sẽ theo dõi những thói quen xấu để can thiệp cho bé bỏ sớm, tránh ảnh hưởng đến cung răng.
  • Từ 6 tuổi bé bắt đầu có răng vĩnh viễn và thay răng, phụ huynh nên đưa bé đi nha sĩ định kỳ để kiểm soát và phòng ngừa sâu răng như sâu hố rãnh và can thiệp Fluor, Dán bít hố rãnh kịp thời. Nha sĩ cũng sẽ theo dõi về những bất thường về việc thay răng như chậm mọc răng, răng sữa tồn tại lâu trên cung hàm, không có mầm răng vĩnh viễn v.v để có thể can thiệp chỉnh hình, nhổ răng kịp thời.
  • 9 – 12 tuổi là thời kỳ thay răng vĩnh viễn, còn gọi là thời kỳ “Vịt con xấu xí””. Bé ở lứa tuổi này có cả răng sữa và răng vĩnh viễn trong miệng. Phụ huynh nên đưa con đi nha sĩ để các bác sĩ có thể nhận diện sớm những bất thường trong sự sắp xếp răng, các vấn đề răng mọc lệch v.v để can thiệp chỉnh hình phòng ngừa bằng khí cụ cho bé.
  • 12-13 tuổi là lứa tuổi có thể chỉnh nha bằng khí cụ cố định, hay còn gọi là niềng răng. rong giai đoạn này, nếu bé có bất thường về sự xô lệch răng, răng không đều, nha sĩ sẽ lên kế hoạch niềng răng cho bé vì giai đoạn này rất dễ niềng, răng chạy nhanh và ít đau.
  • Sau 18 tuổi, bé nên được theo dõi về sự mọc răng khôn để can thiệp nhổ kịp thời khi răng khôn gây biến chứng.

Ngoài ra, cha mẹ nên đưa bé đi lấy cao răng và kiểm tra răng miệng định kỳ 6 tháng 1 lần.

Tại sao phải chăm sóc răng cho trẻ?

Chăm sóc răng cho trẻ là một việc khá quan trọng trong cuộc sống hằng ngày. Theo dõi và chăm sóc răng miệng tốt cho bé sẽ giúp bé ngăn ngừa được sâu răng, tránh việc răng sâu làm bé đau, tránh việc phải nhổ răng sớm làm ảnh hưởng đến việc thay răng, mọc răng, cũng như ảnh hưởng đến vị trí các răng trên cung hàm (răng không đủ chỗ mọc, gây xô lệch, khểnh).

Ngoài ra, còn giữ được sức khỏe răng, nướu, lưỡi cho bé và duy trì được hơi thở thơm mát. Bên cạnh đó, hình thành được thói quen tự chăm sóc răng miệng cho trẻ sau này, thói quen thăm khám nha sĩ định kỳ.

Làm răng đau không?

Việc làm răng có đau hay không tùy thuộc vào loại hình điều trị. Nếu bé thăm khám nha sĩ thường xuyên để trám răng phòng ngừa, trám răng mới sâu, vệ sinh răng miệng thì thường không đau. Đến những giai đoạn như sâu răng tới tủy phải lấy tủy hoặc nhổ bỏ cho bé thì có khả năng sẽ đau. Nhưng các nha sĩ sẽ có các biện pháp gây tê để làm cho bé hết đau, giảm đau. Vì vậy, các phụ huynh hãy yên tâm về việc làm răng bị đau hay không, cũng như dùng thái độ tích cực, lời lẽ động viên trẻ khi đến thăm khám nha sĩ.

Không để sâu răng, khám răng thường xuyên thì sẽ đẹp phải không?

Để răng đẹp không chỉ là không sâu răng mà còn có thể ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhưng màu sắc của răng, hình dạng của răng, kích thước của răng v.v. Ví dụ khi răng bị nhiễm Tetracycline màu sắc của răng sẽ không được đẹp. Tuy nhiên, không để sâu răng cũng là một yếu tố góp phần giúp răng đẹp và khoẻ mạnh.

Ngoài ra, đi thăm khám nha sĩ thường xuyên sẽ được các nha sĩ tư vấn cải thiện sức khỏe và thẩm mỹ của răng miệng, cũng như can thiệp sớm các bất thường như răng sâu sớm, răng mọc lệch lạc, hàm và răng không tương đồng kích thước v.v

Lựa chọn nha sĩ, nha khoa phù hợp

Để chọn đúng nha sĩ, nha khoa phù hợp cho trẻ, tránh gây cảm xúc tiêu cực cho trẻ, phụ huynh cần tìm những nha sĩ có những kỹ năng tốt về kiểm soát hành vi, tâm lý của trẻ, biết cách ứng xử và xử lý các tình huống có thể xảy ra ở trẻ nhỏ để làm trẻ không bị hoảng loạn, sợ hãi.


Để trẻ thoải mái, cần chọn những nha khoa có ghế nha cho trẻ em, phòng có màu sắc bắt mắt trẻ, có đồ chơi v.v để trẻ cảm thấy an toàn, gần gũi và thoải mái.
Nha khoa cũng nên có đầy đủ trang thiết bị tiện dụng, kỹ năng chuyên nghiệp để có thể điều trị cho trẻ nhanh, gọn, tránh việc trẻ phải ngồi trên ghế nha khoa quá lâu gây ra sự chán nản.
https://www.special-learning.com/article/tips_on_choosing_the_right_pediatric_dentist

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat ngay với chúng tôi!
Liên hệ hotline để được tư vấn!