Câu nói “phòng bệnh hơn chữa bệnh” chưa bao giờ sai và sức khỏe răng miệng cũng không ngoại lệ. Đây tiếp tục là một bài viết đào sâu hơn vào các biện pháp phòng ngừa sâu răng cho các bé được Nha khoa Thẩm mỹ Như Tâm tổng hợp.

Những cách phòng ngừa sâu răng cho trẻ

Các cách phòng ngừa sâu răng thường bắt đầu từ việc giáo dục nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của bản thân, thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt, sử dụng Fluor và các hợp chất kháng khuẩn, trám bít hố rãnh..v.v

Giáo dục

Giáo dục nha khoa về liên hệ sức khỏe mẹ và trẻ, vai trò của người nuôi dưỡng, chế độ ăn, hướng dẫn nuôi dưỡng, hướng dẫn vệ sinh răng miệng.

Duy trì vệ sinh răng miệng tốt

Vệ sinh răng miệng, thăm khám răng định kỳ v.v

Tiếp xúc thường xuyên với Fluor tại chỗ

Sử dụng Fluor toàn thân (trước khi răng mọc) hoặc tại chỗ (sau khi răng mọc): Florua bổ sung trong chế độ ăn, Verni Fluor…

Trì hoãn lây truyền/ ngăn chặn vi khuẩn

Sử dụng nước súc miệng Chlorhexidine.

Phòng ngừa sâu hố rãnh: Sealant

Video mô tả Sealant: https://www.coastdental.com/patient-services/specialty-services/pediatric-dentistry/dental-sealants
(Slide Nha khoa trẻ em bài ECC 2014
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4390741/)

Những tiêu chí đánh giá trẻ có răng tốt

Để đánh giá trẻ có sức khỏe răng miệng tốt, phụ huynh cần hợp tác theo dõi quá trình chăm sóc răng miệng của trẻ, cũng như tự thăm khám răng và nhận ra các bất thường sớm, cũng như đưa trẻ đi khám nha sĩ định kỳ.

Tự kiểm tra sức khỏe răng miệng tại nhà như:

  • Không có hơi thở hôi.
  • Lưỡi, nướu khỏe mạnh.
  • Răng chắc khoẻ: không lung lay (trừ khi răng sữa thay răng), không có sâu răng, vết nứt hoặc rãnh, không nhạy cảm với đồ ăn thức uống quá nóng hay ngọt.
  • Không có sâu răng.
  • Răng thẳng đều: thẩm mỹ, dễ làm sạch, không bị mắc kẹt thức ăn và Hôi khuẩn giữa kẽ răng.
  • Răng cùng màu: các răng trên cung hàm có cùng màu răng, không có răng sậm màu hơn.

Fluor là gì?

Fluor là một khoáng chất tự nhiên giúp răng chắc khoẻ và ngừa sâu răng. Fluor hỗ trợ men răng khỏe mạnh và chống lại vi khuẩn gây hại cho răng và nướu.

Tham khảo: https://www.healthline.com/health/dental-and-oral-health/fluoride-treatment

Nhiễm Fluor là gì?

Nhiễm Fluor ở răng là một tình trạng gây ra những thay đổi về bề ngoài của men răng, gây ra các tình trạng như:

  • Những sọc, đốm trắng trên bề mặt răng.
  • Những đốm nhiễm màu nâu.
  • Trên mặt răng có những lỗ, hõm mất men răng.

Ăn gì ít gây sâu răng?

Một số loại thức ăn tốt cho sức khỏe toàn thân và sức khỏe răng miệng như:

  • Thức ăn giàu protein.
  • Chất béo.
  • Ít Carbohydrate.
  • Giàu Canxi phospho.
  • Độ pH > 6.
  • Kích thích tiết nước bọt.

Một số thực phẩm ít ngọt và có lợi cho sức khỏe:

Rau củ, trái cây: ức chế hình thành mảng bám, kích thích nhai, gia tăng nước bọt
Yaourt không đường
Bánh mì có nhân mặn
Ngũ cốc lạt
Sữa
Phomai ít béo: khả năng đệm, tăng lưu lượng nước bọt, cung cấp Ca, P giúp tái khoáng
Nước
Trà hay cà phê không đường

Có phải ăn kẹo gây nên sâu răng?

Đường không phải là nguyên nhân duy nhất gây sâu răng. Bên cạnh đó còn có nhiều yếu tố ảnh hưởng khác như lượng vi khuẩn có trong mảng bám, lượng vôi răng mảng bám trên răng, chế độ ăn, môi trường nước bọt, môi trường miệng, thời gian bị ảnh hưởng bởi các yếu tố v.v. Trong đó, vi khuẩn có vai trò phân giải đường tiêu thụ và sinh ra axit làm men răng bị mất khoáng và dễ gây sâu răng. Vì vậy, không phải không ăn kẹo sẽ không bị sâu răng nhưng chúng ta vẫn nên hạn chế lượng chất ngọt tiêu thụ vào cơ thể.

Sâu răng có lây không?

Sâu răng là một bệnh nhiễm trùng có thể lây lan. Điều này bởi vì vi khuẩn gây sâu răng có thể bị truyền từ người này sang người khác qua đường nước bọt một cách trực tiếp (hôn, ăn chung đồ ăn…) hoặc gián tiếp (bàn chải, ly tách hoặc thậm chí đồ chơi…).

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat ngay với chúng tôi!
Liên hệ hotline để được tư vấn!