Cuộc sống là tổ hợp của sự lặp đi lặp lại một chuỗi những hành vi được gọi là thói quen. Những hành vi nhỏ nhặt chúng ta làm mỗi ngày quyết định chất lượng cuộc sống trong tương lai. Chúng ta nhận được thành quả hay hậu quả đều là từ những lựa chọn hành động mỗi ngày. Trẻ con sinh ra như tờ giấy trắng. Để bé có được sức khỏe và đặc biệt là hệ răng miệng khỏe mạnh, các bậc cha mẹ cần lưu ý đến một số thói quen được Nha khoa Như Tâm gửi gắm thông điệp trong bài viết dưới đây.

Thói quen răng miệng là gì?

Thói quen răng miệng (oral habits) được định nghĩa là dùng răng (miệng) để lặp đi lặp lại bất cứ hành vi nào. Có thể kể đến như: mút ngón tay, cắn núm vú giả, cắn móng tay, cắn/mút môi, đẩy lưỡi, thở miệng, nghiến răng, tự gây chấn thương,…
Các bậc cha mẹ cần lưu ý là không phải tất cả các thói quen đều là xấu và cần loại bỏ ngay lập tức. Một số thói quen là xuất phát từ phản xạ, bản năng và trẻ sẽ tự bỏ khi trưởng thành. Một thói quen sẽ cần điều trị khi thói quen đó trở nên bất thường, có thể cản trở sự tăng trưởng bình thường của hệ thống miệng mặt.
Khi quan sát một thói quen cần hiểu về bản chất, khởi đầu và kéo dài của thói quen, để xem khi nào cần can thiệp, khi nào phụ huynh có thể tự giúp loại bỏ thói quen cho bé và khi nào cần can thiệp của nha sĩ, hoặc cao hơn là của bác sĩ tâm lý (một số ít trường hợp).
Sau đây sẽ đi vào trả lời những câu hỏi thường gặp liên quan đến thói quen răng miệng ở trẻ mà phụ huynh thường quan tâm.

Cách để loại bỏ một thói quen có hại cho trẻ?

Hướng tiếp cận điều trị một thói quen (AAPD, 2014) sẽ từ đơn giản đến phức tạp: (***)

Tư vấn phụ huynh và trẻ

  • Khen ngợi và trao quà: giải thích cho trẻ lý do vì sao nên loại bỏ thói quen và trao thưởng nếu trẻ bỏ được. Hình dán và phiếu chấm điểm sẽ giúp trẻ tận hưởng quá trình loại bỏ thói quen.
  • Chú ý các thời điểm trẻ thực hiện hành vi và khiến trẻ phân tâm, như khi trẻ chán, căng thẳng,… Chơi cùng bé, ôm bé, thực hiện các hoạt động khác để giúp bé không thực hiện hành vi có hại.
  • Sáng tạo: bạn hiểu con bạn nhất, nên hãy tạo một phương pháp thích hợp với tính cách của con để tạo động lực loại bỏ thói quen.
  • Đừng quá áp lực việc tự mình phải tập cho trẻ bỏ thói quen vì có thể có tác dụng ngược. Hãy kiên nhẫn với trẻ.
Phiếu đánh dấu ngày bé không thực hiện hành vi bằng sticker ngôi sao

Một số kỹ thuật để trẻ thay đổi hành vi

Dụng cụ giúp bé bỏ thói quen mút ngón tay
  • Các bài tập thay đổi chức năng- cơ: Trong trường hợp trẻ có thói quen đẩy lưỡi, chúng ta áp dụng bài tập đặt đúng lưỡi khi nuốt: yêu cầu bé đặt lưỡi trên gờ mặt trong hàm trên 5 phút và nuốt.
  • Khí cụ (tháo lắp/cố định): Nha sĩ sẽ đưa ra các loại khí cụ phù hợp riêng biệt cho từng trẻ để loại bỏ thói quen gây hại cho răng miệng.
Khí cụ cố định Tấm chặn lưỡi
Tấm chặn môi: khí cụ tháo lắp giúp trẻ dừng đẩy lưỡi, cắn môi

Thói quen cắn móng tay

Nguyên nhân

  • Liên quan đến xáo trộn tình cảm, lo âu, tò mò, chán, bắt chước,…
  • Có thể tiếp tục đến tuổi dậy thì, hoặc kéo dài hơn.
  • Ảnh hưởng: tổn hại móng, không có sai khớp cắn.

Điều trị

  • Nếu trẻ cắn móng tay mức độ nhẹ- trung bình, vô thức khi xem tivi hay trước các tình huống căng thẳng thì cắn móng tay được xem như 1 cách trẻ đối phó với stress, và phụ huynh không nên lo lắng quá về điều này.
  • Thường đa số trẻ sẽ tự ý thức và dừng lại khi lớn lên. Nếu thói quen vẫn tiếp tục chúng ta có thể hỗ trợ trẻ như: cùng giải quyết điều khiến trẻ lo lắng, khuyến khích trẻ từ bỏ thói quen, đưa ra một biện pháp thay thế, cùng tập với bé các bài tập giảm căng thẳng (hít thở sâu, nắm và thả nấm đấm), và nhớ hạn chế la mắng hay phạt trẻ.
  • Trong 1 số ít ca, cắn móng tay quá mức phản ánh tình trạng lo lắng quá mức. Trẻ nên được tham vấn bác sĩ nếu trẻ cắn làm đau và chảy máu tay, kèm theo các hành vi đáng lưu tâm (như lột da tay, bứt tóc, lông mày), hoặc tình trạng cắn móng tay đột nhiên xuất hiện và tăng đột biến về tần suất cắn.

Tham khảo: https://www.babycenter.com/child/behavior/nail-biting-why-it-happens-and-what-to-do-about-it_66590

Mút tay có làm trẻ bị hô không?

Nếu mút tay trong 2-4 năm đầu đời là bình thường, và kéo dài hơn sẽ để hậu quả (như hình).

Ảnh hưởng:

răng cửa trên sẽ bị nghiêng ra trước (nhìn trẻ sẽ hô), răng cửa dưới nghiêng trong, cắn hở vùng răng cửa, thu hẹp cung răng phía sau,… Kèm ngón tay sẽ chai, đỏ, da nhăn.

Điều trị

  • Không cần điều trị trước khi răng cửa vĩnh viễn mọc.
  • Điều trị sớm nếu cung hàm trên hẹp lại hoặc cha mẹ quan tâm.
  • Thứ tự điều trị sẽ tương tự như loại bỏ thói quen răng miệng nói chung. (Phần *** Câu 1)

Tham khảo: https://www.childrensdent.com/treatment/thumb-sucking-your-childs-teeth

Thói quen ngậm/cắn núm vú giả

Cắn núm vú giả (pacifier sucking) gần giống mút ngón tay, nhưng không rõ rệt bằng.

Điều trị: Bỏ núm vú giả, chú ý là trẻ rất dễ chuyển sang mút ngón tay.

Một ví dụ rất hay là bạn sẽ cùng trẻ viết một lá thư tới Tiên răng kèm núm vú giả đặt dưới gối với giá đổi lại trẻ sẽ bỏ thói quen cắn núm vú giả trong 1 tháng tới. Khi trẻ muốn núm vú lại chỉ cần nói chúng ta đã đổi cho Tiên răng để lấy quà rồi, bé sẽ dễ thích nghi hơn.

Tham khảo: https://kidsdentalsmile.com/how-to-stop-kids-thumb-sucking-or-using-a-pacifier/

Đẩy lưỡi có cần phải điều trị không?

Đây là hành vi phổ biến và bình thường của trẻ dưới 6 tuổi. Đẩy lưỡi (tongue thrush) là 1 phần của quá trình chuyển đổi từ kiểu nuốt nhũ nhi sang người lớn. Thường sẽ có 10-15% trẻ không chuyển đổi. Cách để quan sát một trẻ có đẩy lưỡi là lưỡi đưa ra trước trong khi nuốt, nói và khi lưỡi thả lỏng.
Nguyên nhân: do duy trì kiểu nuốt nhũ nhi, nhiễm trùng đường hô hấp trên, lưỡi lớn, di truyền, bị thúc đẩy bởi thói quen khác.
Ảnh hưởng: răng trước 2 hàm nhô ra trước, thưa, trẻ cắn hở, nuốt lưỡi đặt giữa răng trước.

Tự trẻ sẽ điều chỉnh lúc 8-9 tuổi
Phụ huynh cần quan sát thời gian, tần suất kéo dài để can thiệp: tập nuốt, khí cụ, phẫu thuật (điều chỉnh cho lưỡi nhỏ lại).

Trẻ trước và sau phẫu thuật lưỡi

Thói quen checklist trước khi đi ngủ?

Phụ huynh nên tập cho trẻ theo một danh sách checklist trước khi đi ngủ, vừa giúp trẻ vào luồng thói quen, dễ chấp nhận thực hiện. Quan trọng giúp trẻ đảm bảo được chất lượng giấc ngủ và sức khỏe của trẻ, khi đó phụ huynh có thể dành thời gian cho cá nhân.
Mỗi gia đình và mỗi trẻ có checklist riêng phù hợp thời gian hoạt động.

Dưới đây là 1 số hoạt động đề nghị mà phụ huynh có thể áp dụng. Điều mà các bác sĩ luôn nhấn mạnh là: chải răng trước khi đi ngủ.

  • Chuẩn bị đồ dùng, balo, quần áo cho ngày mai.
  • Thay đồ ngủ.
  • Uống 1 ly nước ấm nhỏ.
  • Chải răng (và chỉ nha khoa).
  • Giường ngủ đã chuẩn bị sẵn sàng.
  • Đọc sách cho trẻ, hoặc cho trẻ thời gian đọc sách trước ngủ.

Những cách nào giúp cho việc chăm sóc răng miệng trở thành thói quen của trẻ?

Làm cho việc chải răng trở nên vui hơn

  • Bố mẹ có thể dạy trẻ chải răng, cùng quan sát và cùng xem sự tiến bộ của trẻ, mỗi ngày dành ra ít nhất 2 lần, mỗi lần tầm 3-5 phút cùng chải răng, cùng làm cho việc chải răng là hoạt động chung, vừa dạy trẻ thói quen chải răng đúng cách.
  • Bố mẹ có thể mua đồng hồ cát 2 phút, hoặc mở 1 bài nhạc 2-3 phút để canh thời gian chải răng tối thiểu 2 phút cho trẻ.

Cho bé tự chọn bàn chải và phụ kiện chăm sóc răng

Cùng bé “ Hứa sẽ cùng bàn chải xinh mà con chọn, để tiêu diệt hết sâu răng nha”. Bố mẹ nên mua một cái ly riêng cho trẻ, để bỏ kem đánh răng và bàn chải của trẻ vào, như vậy bé sẽ thích thú hơn.

Bố mẹ đọc cho trẻ nghe sách về chăm sóc răng

Nói cho bé lợi ích của chải răng, tác hại của không chải răng mà đi ngủ, cho bé xem thêm hình ảnh bé sẽ hiểu hơn.

Bố mẹ tạo 1 bảng đánh dấu

Mỗi lần chải răng tốt sẽ tích vào, một tháng hoặc một tuần bé sẽ được tặng 1 hình dán, hoặc 1 thứ nhỏ nhỏ cổ động tinh thần bé. Bố mẹ có thể in hình huân chương để cho bé dán vào sổ.

Mẹ dành thời gian kể chuyện, chỉ các hình ảnh lợi ích chải răng cho trẻ.

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat ngay với chúng tôi!
Liên hệ hotline để được tư vấn!