Sau khi đã làm quen với môi trường nha khoa để tháo gỡ nỗi sợ cho bé, việc tiếp theo là cần phải thăm khám định kỳ đều đặn. Trong quá trình đó, cha mẹ cần đồng hành cùng bé trong những lần điều trị trám răng hoặc lấy vôi răng.
Bài viết sau đây Nha khoa Thẩm mỹ Như Tâm sẽ tổng hợp một số thông tin mà cha mẹ cần biết về việc trám răng và lấy vôi răng cho trẻ.

Trám răng có đau không?

Cũng như với người lớn, các điều trị nha khoa bao gồm trám răng hay cạo vôi đều có 1 số trường hợp có thể làm đau. Nhưng hầu hết chỉ gây đau nhẹ hoặc không thoải mái.
Vậy điều gì quyết định việc trám răng sẽ đau?

  • Kích thước và độ sâu của tổn thương sâu răng: càng lớn thì càng dễ nhạy cảm
  • Một số tình huống việc gây tê sẽ dễ chịu cho trẻ hơn. Với trẻ em thì kỹ thuật gây tê không đau sẽ giúp hạn chế (hoặc không làm) trẻ đau khi gây tê.
  • Vị trí của tổn thương: càng gần về phía chân răng thì quá trình trám có thể cần bộc lộ nướu gây nhạy cảm hơn.
  • Số lượng các tổn thương: càng nhiều thì thời gian kéo dài, há miệng lâu, có thể gây thêm mỏi hàm.

Tuy nhiên với trẻ con thì việc lo lắng sẽ khiến trẻ xen lẫn với đau. Vì vậy việc trấn an và cho trẻ tập quen với dụng cụ, phòng khám là rất quan trọng.

Tham khảo: https://www.healthline.com/health/do-fillings-hurt#types-of-numbing

Quy trình cơ bản của trám răng

  • Nha sĩ sẽ loại bỏ mô sâu
  • Làm sạch vùng răng còn lại, cô lập, làm khô vùng cần trám
  • Có thể kèm gây tê hoặc không
  • Có thể kèm đặt các dụng cụ hỗ trợ đối với một số tổn thương có vị trí đặc biệt.
  • Đưa vật liệu trám răng vào, tạo hình
  • Điều chỉnh lại miếng trám.
Quy trình trám Composite
Trước và sau trám răng cửa cho trẻ
Các bước trám răng

Vật liệu dùng để trám răng là gì?

  • Canxi hidroxit
  • Eugenate
  • Amalgam (hiện không còn dùng nữa)
  • Composite: thẩm mỹ cao
  • Glass ionomer cement (GIC), có chứa Fluor, hiệu quả cao trong phòng chống sâu răng, kém bền dễ vỡ. Thường dùng trám răng cho các răng sữa.
Sau khi trám bít hố rãnh răng sau
Răng sau trám GIC

Trám răng rồi thì có bị sâu răng tiếp không?

Trong quá trình ăn nhai, theo thời gian miếng trám có thể mòn, sút ra, hở bờ. Cùng với chế độ ăn, vệ sinh răng miệng không tốt, có thể làm miếng trám bị sâu lại. Tổn thương sâu răng bây giờ có thể trên răng đã trám, gần vùng trám hay tại vùng răng chưa trám trước đây. Khi đó với từng răng, cần xem xét thời gian răng sẽ thay, loại răng để trám lại.

1 miếng trám tốt kèm chế độ răng miệng tốt có thể kéo dài độ bền miếng trám
Miếng trám bị sứt ra

Trẻ bao nhiêu tuổi đi cạo vôi răng, có mòn răng không, sớm quá không?

Hiện nay vẫn chưa có tài liệu về chính xác độ tuổi trẻ có thể cạo vôi răng tuy nhiên đối với trẻ nhỏ, khi có những dấu hiệu mọc răng sữa, cha mẹ nên đưa trẻ đến nha khoa để bác sĩ theo dõi và kiểm tra thường xuyên, nhằm phát hiện ra những dấu hiệu không tốt cho sức khỏe răng miệng của trẻ. Cũng từ giai đoạn này, cha mẹ có thế cho trẻ đi lấy cao răng để tránh những tác hại do cao răng gây ra như viêm nướu, hôi miệng,…
Nguyên tắc hoạt động của máy lấy cao răng là tạo ra sóng siêu âm để làm vỡ dần từng mảng cao răng và rơi ra ngoài. Động tác rung này truyền qua dụng cụ bằng kim loại đi vào miếng vôi và phá vỡ nó do đó động tác cạo vôi thực ra chỉ tác động đến vôi răng nên không gây mòn răng cho trẻ.

Nguyên lý hoạt động của đầu cạo vôi lên vôi răng

Trẻ có vôi răng không?

Trên thực tế vôi răng được hình thành do quá trình ăn uống hàng ngày nhưng không được vệ sinh sạch sẽ dẫn đến tồn tại mảng bám. Theo thời gian những mảng bám này sẽ cứng lại hình thành nên vôi răng nên ở trẻ em vẫn có thể hình thành vôi răng như người lớn. Ngoài ra ở trẻ do khả năng tự vệ sinh răng miệng chưa tốt nên khả năng có vôi răng là rất cao.

Ảnh hưởng của vôi răng lên nướu

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat ngay với chúng tôi!
Liên hệ hotline để được tư vấn!