Trẻ đến thời điểm mọc răng thường khó chịu, quấy phá khiến việc chăm con của bạn càng thêm khó khăn. Tuy nhiên, bạn sẽ luôn có cách giúp con thoải mái nếu tự trang bị cho mình những kiến thức về “RĂNG CỦA BÉ” để hiểu rõ về quá trình mọc răng của con. Bài viết này sẽ là bước đồng hành của Nha khoa thẩm mỹ Như Tâm cùng bạn chăm sóc sức khỏe răng miệng của con trẻ trong giai đoạn đầu đời.
Bài viết có sử dụng các tài liệu tham khảo:
- Giáo trình bộ môn Nha khoa trẻ em – Khoa Răng Hàm Mặt – Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh
- Tooth eruption – The primary teeth – ADA (Hiệp hội nha khoa Hoa Kỳ)
- When to worry about baby teeth not coming in – www.healthline.com
Khi nào thì bé bắt đầu mọc răng sữa?
Quá trình mọc răng của trẻ sơ sinh kéo dài khoảng 2 năm, từ khi bé khoảng 6 tháng tuổi đến khoảng 33 tháng tuổi. Răng đầu tiên mọc thường là răng cửa giữa hàm dưới. Đến khoảng 3 tuổi, toàn bộ bộ răng sữa 20 cái sẽ hoàn toàn mọc trong miệng trẻ.
Mặc dù thời gian mọc răng của mỗi trẻ là khác nhau. Hình dưới đây chỉ để tham khảo nhưng cha mẹ cần chú ý đưa trẻ đến bác sĩ nếu:
- Trẻ đã 12 tháng tuổi nhưng CHƯA mọc bất kì một răng sữa nào.
- Trẻ đã 4 tuổi nhưng CHƯA mọc hết các răng sữa.
Khi nào là bé chậm mọc răng sữa?
Nếu bé > 12 tháng tuổi mà răng sữa chưa bắt đầu mọc là mọc chậm răng.
Nguyên nhân gây ra tình trạng chậm mọc răng sữa
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này. Trong đó, các nguyên nhân được chia thành hai nhóm chính sau:
Nguyên nhân khách quan
Di truyền
Một trong những lý do chính khiến trẻ mọc răng chậm là do di truyền. Hãy xem xét tiểu sử gia đình bạn xem có ai gặp vấn đề này không. Nếu có, thì bạn có thể cần phải chờ đợi thêm cho đến khi trẻ mọc răng.
Thời điểm sinh sớm/muộn
Những trẻ bị sinh non, sinh thiếu tháng, thiếu cân thường sẽ có khả năng mọc răng chậm so với những trẻ sinh đủ ngày, đủ cân nặng.
Nhiễm khuẩn khoang miệng
Nếu trẻ bị viêm lợi, nhiễm khuẩn khoang miệng thì có thể dẫn tới tình trạng mọc răng chậm. Vi khuẩn và nấm ngứa phát triển trong khoang miệng khiến cho lợi, nướu bị tổn thương. Hệ quả là răng trẻ sẽ không thể mọc lên được.
Trẻ bị chậm mọc răng do nhiễm khuẩn khoang miệng thì khoang miệng có mùi hôi, trẻ bị đau, hay quấy khóc.
Một số bệnh lý răng miệng, viêm nhiễm, răng miệng trẻ đặc biệt là vùng lợi, nướu bị tổn thương cũng dẫn tới tình trạng bị mọc răng chậm.
Nguyên nhân chủ quan
Suy tuyến giáp
Suy tuyến giáp có thể gây mọc răng chậm ở trẻ. Với trường hợp này, trẻ cần được tư vấn y tế. Suy tuyến giáp cũng có thể gây ra chậm đi, chậm nói và thừa cân ở trẻ.
Do bẩm sinh
Theo các bác sĩ thì trẻ chậm mọc răng có thể do nguyên nhân bẩm sinh và không hẳn do trẻ thiếu chất. Những trẻ bị sinh non thường có tỷ lệ răng mọc chậm hơn những trẻ sinh đầy đủ ngày tháng bình thường.
Thiếu Vitamin D
Thiếu vitamin D sẽ khiến cơ thể không thể sử dụng canxi để xây dựng cấu trúc xương và răng. Do đó, thiếu vitamin D có thể là lý do em trẻ chậm mọc răng.
Nguồn vitamin D chính là ánh nắng mặt trời. Hãy cung cấp bổ sung kịp thời. Thiếu vitamin D có thể xảy ra một cách tự nhiên ở những em trẻ sinh non. Việc thiếu Vitamin D sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình hấp thụ Canxi.
Thiếu Canxi
Khi trẻ bị thiếu canxi sẽ khiến cho các mầm răng kém phát triển nên không thể nhú dài ra được. Sữa chính là nguồn cung cấp canxi tốt nhất cho trẻ.
Trong 6 tháng đầu trẻ vẫn bú sữa mẹ, do đó nếu người mẹ trong quá trình cho trẻ bú ăn uống kiêng khem sẽ dẫn đến thiếu canxi để cung cấp cho trẻ. Ngoài ra, việc cơ thể trẻ hấp thụ quá nhiều lượng Photpho cũng có thể khiến cho việc hấp thụ canxi của trẻ bị giảm đi.
Thiếu MK7
MK7 là một loại vitamin K2, đảm đương nhiệm vụ chính là đưa Canxi ở máu vào xương và răng giúp trẻ mọc răng đều đẹp, khỏe. Với nhiều bé có thể đã bổ sung đủ hàm lượng canxi và Vitamin D sẵn sàng, nhưng thiếu đi MK7 thì hiệu quả cũng chỉ đạt khoảng 30%.
Hấp thụ quá nhiều Photpho
Quá nhiều Photpho ngăn cản quá trình hấp thụ Canxi của cơ thể. Vì thế trẻ thừa Photpho sẽ bị thiếu Canxi khiến mầm răng lâu nhú lên khỏi nướu.
Trẻ bị thừa Photpho còn kèm theo các biểu hiện như xơ cứng mạch máu, suy thận và tim phình to …
Trẻ bị suy dinh dưỡng
Thể chất của trẻ kém phát triển, không tạo đủ năng lượng cung cấp cho các hoạt động cho trẻ cũng có thể khiến răng mọc muộn hơn so với những trẻ có đủ dinh dưỡng, thể chất tốt.
Trẻ bị mắc một số bệnh lý
Có thể do trẻ mắc hội chứng Down hoặc trẻ có vấn đề bất thường về tuyến yên cũng có khả năng mọc răng chậm hơn bình thường.
Chậm mọc răng có thể do nhiều nguyên nhân. Do vậy, nếu gặp phải tình trạng này, mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ tại Nha khoa thẩm mỹ Như Tâm để tìm ra nguyên nhân và có cách giải quyết phù hợp.