Giai đoạn răng sữa rụng đi nhường chỗ cho răng vĩnh viễn là lúc các bậc cha mẹ cần lưu ý cho các con để sau này hàm răng vĩnh viễn mọc lên sẽ đều và đẹp.
.Quá trình này bao gồm các lưu ý về việc nhổ răng sớm hay trễ, răng mọc lệch, nhiễm trùng,… đã được Nha khoa Như Tâm tổng hợp lại trong bài viết sau đây.
Tuổi thay răng vĩnh viễn
Răng vĩnh viễn đầu tiên mọc lên là răng cối lớn thứ nhất vào khoảng 6 tuổi, và kéo dài quá trình mọc răng đến năm 12 tuổi. (Riêng răng khôn sẽ mọc vào năm 18-24 tuổi). Giai đoạn này trên cung hàm của trẻ tồn tại cả 2 hệ răng sữa và răng vĩnh viễn, nên gọi là giai đoạn răng hỗn hợp.
Trong quá trình thay răng, diễn ra đồng thời quá trình tiêu chân răng sữa và mọc răng vĩnh viễn.
Khi nào có chỉ định nhổ răng sữa?
- Sâu răng không thể phục hồi.
- Bệnh lý cấp/mãn tính.
- Yêu cầu chỉnh nha.
- Răng sữa (chậm rụng) ngăn cản sự mọc răng vĩnh viễn thay thế.
- Răng dư.
- Răng sữa cứng khớp.
- Răng mọc kẹt, ngầm do chấn thương.
Một răng sâu nên nhổ đi hay để bé ăn nhai?
Vai trò của răng sữa quan trọng nên nếu giữ được răng lại thì tốt nhất nên giữ răng cho bé. Vấn đề quan trọng tiếp theo là đánh giá xem răng sâu đó có thể giữ lại được không hay nhổ. Nếu nhổ cần cân nhắc độ tuổi răng vĩnh viễn thay thế sẽ mọc mà quyết định có nhổ ngay hay cần phải duy trì khoảng.
Việc nhổ răng sữa nhổ sớm có ảnh hưởng gì?
Một răng được gọi là nhổ sớm khi răng đó được nhổ trước thời gian thay răng vĩnh viễn 1 năm.
Ảnh hưởng: do răng có xu hướng di gần nên khi nhổ răng sớm, sẽ có khoảng trống giữa các răng, việc răng di gần sẽ lấn vào khoảng trống đó. Khoảng trống này chính là vị trí mà răng vĩnh viễn mọc lên sau này. Vì vậy sẽ mất chỗ của răng vĩnh viễn làm cho răng vĩnh viễn mọc lên chen chúc, sai vị trí.
ha sĩ có thể làm gì để khắc phục ảnh hưởng của nhổ răng sữa sớm cho trẻ?
Nha sĩ sẽ thực hiện các bộ giữ khoảng, để giữ cho khoảng trống sau nhổ răng không bị chiếm do các răng xung quanh di vào.
Có nhiều loại khí cụ giữ khoảng:
- Khâu / mão và vòng dây
- Cung lưỡi/khẩu cái/Nance
- Bộ giữ khoảng hình chiếc giày
Răng sữa lung lay có cần đi nha sĩ?
Hầu hết các răng sữa sẽ tự lung lay và có thể dễ dàng lấy răng sữa đó ra. Phụ huynh và bé có thể tự lấy răng sữa lung lay tại nhà. Tuy nhiên việc đến nha sĩ sẽ vệ sinh và an toàn hơn, hơn nữa sẽ được kiểm tra răng miệng toàn diện hơn.
Lưu ý:
Dặn trẻ dùng lưỡi lung lay răng hơn
Không khuyến khích trẻ tự lấy răng ra bằng tay. Dễ dàng xảy ra tai nạn và liên quan vấn đề nhiễm khuẩn khác.
Không nên lo lắng quá khi chảy máu, vì đa số sẽ chảy rất ít. Gòn cuộn đè chặt vào chỗ răng nhổ tầm 5-10 phút.
Tham khảo: https://www.healthline.com/health/how-to-pull-out-a-tooth#seeking-medical-care
Răng sữa nhổ hay đợi tự rụng?
Hầu hết răng sữa sẽ tự lung lay và có thể lấy ra dễ dàng. Tuy nhiên có 1 số trường hợp răng sữa không lung lay dù đã tới tuổi răng vĩnh viễn thay thế mọc lên. Trường hợp này cần phải đến nha sĩ để nhổ răng ra, vì cần các thăm khám đánh giá kỹ hơn nguyên nhân cũng như việc nhổ cần thực hiện dưới gây tê.
Răng thay mọc lệch vào trong là do nhổ trễ răng sữa?
Hầu hết các răng sữa sẽ nằm ở khoảng xương, bên dưới răng sữa. Và khi răng vĩnh viễn mọc lên sẽ tiêu chân răng sữa. Tuy nhiên một số trường hợp vị trí răng vĩnh viễn không nằm như thông thường, hoặc chân răng sữa không tiêu,… thì răng vĩnh viễn sẽ mọc sai chỗ. Chúng ta thường thấy nhiều răng cửa mọc ở trong răng sữa.
Trường hợp này cần phải đến nha sĩ để nhổ răng ra, vì việc nhổ cần thực hiện cẩn thận để không phạm răng vĩnh viền, đồng thời việc nhổ răng sữa chưa lung lay sẽ thực hiện dưới gây tê.
Nhổ răng sữa sớm có làm mọc răng vĩnh viễn sớm?
Theo nghiên cứu khi quan sát mọc răng của 186 trẻ có và không mất sớm răng cối sữa thì: răng vĩnh viễn mọc sớm hơn trên nhóm trẻ mất răng sữa sớm. Trẻ bị mất răng cối sữa trước 7 tuổi rưỡi thì răng vĩnh viễn mọc chen chúc hơn trẻ không bị rụng.
Tham khảo: https://www.tandfonline.com/doi/abs/10.3109/00016357709019797
Nhiễm trùng răng sữa có gây ảnh hưởng răng vĩnh viễn không?
Vi khuẩn trong miệng gây ra sâu răng có thể phát triển thành một vấn đề lớn hơn nhiều, đặc biệt là nếu không được điều trị. Vi khuẩn có thể di chuyển từ chỉ một phần của răng đến các răng xung quanh và vùng xương bên dưới. Sau đó, nhiễm trùng thậm chí có thể ảnh hưởng lên răng vĩnh viễn bên dưới. Nhiễm trùng này có thể gây ra sự chậm trễ quá trình mọc của răng vĩnh viễn hoặc thậm chí có thể ngăn không cho nó mọc lên. Các vấn đề khác mà nó có thể gây ra là đổi màu, biến dạng cấu trúc răng vĩnh viễn răng sau này.
Tham khảo:
https://nollfamilydentistry.com/dentist-for-kids/how-baby-teeth-affect-permanent-teeth/